TRUYỀN THỐNG VẺ VANG 80 NĂM CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM ( 22/12/1944 – 22/12/2024); 35 NĂM THÀNH LẬP HỘI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM ( 6/12/1989 – 6/12/2024) ; 35 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN ( 22/12/1989 – 22/12/2024)
PHẦN I
TRUYỀN THỐNG VẺ VANG 80 NĂM CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM ( 22/12/1944 – 22/12/2024)
I.TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC TRƯỚC NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM, SỰ KIỆN THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
1.Tình hình thế giới:
+ Chiến tranh thế giới thứ 2 từ 1939 đến 1944 đã đi đến hồi kết với phần thắng nghiêng về phía Liên Xô và đồng minh Mỹ, Anh, Pháp
+ Chủ nghĩa phát xít và phe trục: Đức, Ý, Nhật bị thất bại nặng nề trên khắp các chiến trường
+ Chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã tàn phá nhiều thành phố, làng mạc, hàng chục triệu người chết và bị thương
+ Nền kinh tế kiệt quệ ở nhiều quốc gia do phải phục vụ chiến tranh
2. Tình hình trong nước:
+ Từ sau khi thành lập ( 03/2/1030) , Đảng cộng sản Đông dương ( Đảng cộng sản Việt Nam ngày nay) đã lãnh đạo toàn dân đứng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc khỏi ách chiếm đóng của đế quốc, thực dân; phong trào các mạng lan rộng với phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ( 1929 – 1930); Phong trào chống sưu cao, thuế nặng ở Trung kỳ; Phong trào bãi khóa trong học sinh, sinh viên và đặc biệt là khởi nghĩ Bắc Sơn, khởi nghĩa Ba Tơ , khởi nghĩa Nam kỳ,..
+ Trước tình hình cách mạng sôi động trong nước, sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước , chiều ngày 28/01/1941( Mùng 2 Tết Tân Tỵ) lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tức Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. Khi bước qua cột mốc biên giới số 108 ( cũ) ở xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, Cao Bằng , Người đã cúi xuống hôn mảnh đất của Tổ quốc mình sau 30 năm xa cách
+ Ngày 09/3/ 1945, Nhật đảo chính Pháp chiếm toàn quyền cai trị Đông dương, nhân dân ta phải chịu hai tròng nô lệ là thực dân Pháp và Phát xít Nhật, chúng bắt nông dân nhổ lúa, trồng đay phục vụ chiến tranh khiến cho 2 triệu đồng bào ta chết đói năm Ất Dậu 1945
+ Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, mặt trận Việt minh được thành lập tập hợp toàn thể dân tộc Việt Nam quyết tâm đứng lên đánh đuổi đế quốc xâm lược và bè lũ tay sai giàng độc lập, tự do.
+ Từ hang Pác Bó bằng nhãn quan chính trị sắc bén Bác đã dự đoán chính xác cục diện chiến tranh thế giới và chỉ đạo sát sao đường lối cách mạng Việt Nam. Hình ảnh đẹp đẽ của Bác trong những ngày gian khổ không làm mất đi sự vĩ đại, lạc quan cách mạng của Bác:
“ Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang”
3. Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam:
+ Trước tình hình chuyển biến mau lẹ của chiến tranh thế giới lần thứ 2 và sự phát triển như vũ bão của phong trào cách mạng trong nước cần có một đơn vị vũ trang hỗ trợ công tác tuyên truyền
+ Trung ương Đảng và Bác Hồ đã giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp thành lập
“ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” , tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay
+ Chiều ngày 22/12/1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo thuộc Châu Nguyên Bình , Cao Bằng ( nay là xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng) đồng chí Võ Nguyên Giáp đã đọc chỉ thị của Trung ương thành lập đội
“ Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân” gồm 34 chiến sĩ được chọn từ đội du kích Bắc Sơn và các cán bộ cơ sở do đồng chí Hoàng Sâm ( tên thật là Trần Văn Kỳ)làm đội trưởng và đồng chí Xích Thắng ( tên thật là Dương Mạc Thạch ) làm chính trị viên.
+ Vũ khí của đội chỉ có súng kíp, giáo mác thô sơ, nhưng có điều lệnh rõ ràng
+ Việc thành lập “Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân” có ý nghĩa vô cùng to lớn. Bác Hồ đã nói “ Tuy nhỏ bé nhưng nó sẽ đi khắp từ nam chí Bắc” và lời tiên đoán của Bác đã thành hiện thực
+ Ngay sau khi thành lập cả đội đã cùng ăn một bữa cơm nhạt thể hiện lòng quyết tâm cùng toàn dân đánh đuổi đế quốc giành độc lập
+ Hai chiến thắng vang dội ngay sau khi thành lập là đánh đồn Phai Khắt và Nà Ngần ngày 25,26/12/1944 do địch thân đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã làm nức lòng cán bộ, chiến sĩ và nhân dân chiến khu cách mạng.
II. QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG CÁCH MẠNG THÁNG 8.1945 VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP :
1.Quân đội nhân dân Việt Nam trong cách mạng tháng 8.1945:
+ Nhận được lệnh Tổng khởi nghĩa “ Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân” đã Nam tiến giúp các địa phương đứng lên Tổng khởi nghĩa thắng lợi
+ Tổ chức trấn áp quân Nhật và chính quyền tay sai , bảo vệ cuộc mít tinh chiếm Bắc bộ phủ
+ Cướp vũ khí của Nhật, Pháp trang bị cho quân đội cách mạng non trẻ
+ Bảo vệ tuyệt đối an toàn cho lễ Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình ngày 02/9/1945 khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ( Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay)
2. Quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp:
2.1. Thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam:
+ Với quyết tâm cướp nước ta một lần nữa, ngày 23/9/1945 núp bóng quân Anh với chiêu bài giải giáp quân Nhật, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn – Gia Định mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam lần thứ 2
+ Nhân dân Nam Bộ đã anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp, cả nước hướng về Nam Bộ: các đoàn quân Nam tiến chặn bước tiến của quân Pháp gây cho chúng nhiều thiệt hại
+ Thực dân Pháp với sự hợp sức của quân Tàu Tưởng quyết tâm bóp chết chính quyền non trẻ của chúng ta: Chúng tổ chức gây hấn ở Hải Phòng, Nam Định, Hà Nội
+ Đảng, chính phủ đứng đầu là Hồ Chủ tịch đã làm mọi cách để vãn hồi hòa bình, kéo dài thời gian hòa hoãn
+ Mọi nỗ lực để có hòa bình của Đảng, nhà nước và Hồ Chủ tịch đã không được thực dân Pháp đáp ứng vì chúng muốn cướp nước ta một lần nữa
+ Đêm 19/12/1946 tại chùa Trầm ( Hà Đông – Hà Nội ngày nay), Hồ Chủ tịch đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến:
“ Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng .Nhưng chúng ta càng nhân nhượng thì thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng muốn cướp nước ta một lần nữa.
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước…..”
+ Thực hiện lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch toàn dân đã anh dũng đứng lên tiến hành kháng chiến trường kỳ chống Thực dân Pháp
2.2.Quân đội ta trong kháng chiến chống Thực dân Pháp
+ Trung đoàn Thủ đô đã cầm chân địch hai tháng tạo điều kiện cho các cơ quan Trung ương rút lên chiến khu, các nhà máy vận chuyển máy móc để tiến hành sản xuất vũ khí đánh địch, hàng vạn tấn muối, lương thực đã được tập kết an toàn cho cuộc kháng chiến lâu dài,…
+ Với lòng dũng cảm, tài trí bộ đội ta đã đánh thắng chiến dịch Thu – Đông 1947 của Thực dân Pháp hòng tiêu diệt cơ quan đầu não của chính phủ ta, làm phá sản kế hoạch “ Đánh nhanh, thắng nhanh” của Thực dân Pháp
+ Các chiến dịch Biên giới năm 1950 chúng ta đã giải phóng Cao – Bắc – Lạng, Hà – Tuyên – Thái, mở thông hành lang biên giới với Trung Quốc, Chiến dịch Hà – Nam – Ninh, chiến thắng đèo An Khê, Đồng Tháp mười, Đông Nam bộ, Sài Gòn – Gia Định,…trong các năm 1950 – 1953 đã tiêu hao nhiều sinh lực địch
+ Bộ đội ta càng đánh càng mạnh, đến cuối năm 1953 chúng ta đã có thể thành lập một số Đại đoàn : 308. 304,… chuẩn bị cho chiến dịch Đông – Xuân 1953 -1954
+ Chiến dịch Điện Biên phủ:
-Kế hoạch Na – Va: Để cứu vãn tình hình , Bộ chỉ huy Pháp với kế hoạch Na – Va bình định Đông dương trong vòng 18 tháng , kết thúc chiến tranh bằng việc tập trung các tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh với viện trợ quân sự của Mỹ
-Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch, quân ủy Trung ương đã buộc địch phân tán lực lượng đối phó trên các chiến trường bằng chiến tranh du kích, tổ chức các chiến dịch không cho địch tập trung , co cụm quân
- Để tập trung tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta Thực dân Pháp lập nên tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ với hơn 16.000 quân chính quy và phương tiện chiến tranh và huênh hoang là pháp đài bất khả xâm phạm
-Với quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ tạo bước ngoặt chiến tranh, Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch đã giao toàn quyền chỉ huy chiến dịch cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp . Bác dặn: “ Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”, và giao toàn quyền cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp : “ Tướng quân tại ngoại”
- Với thiên tài quân sự của mình Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thay đổi phương châm tác chiến từ “ Đánh nhanh, thắng nhanh” sang “ Đánh chắc , tiến chắc”
-Sau 56 ngày đêm “ Khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non” ,nhưng “ Gan không núng, chí không sờn”. Sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ:
“ Những đồng chí chèn lưng cứu pháo
Nát thân, nhắm mắt còn ôm
Những bàn tay xẻ núi, lăn bom
Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp vận”
Hàng chục vạn dân công với đủ loại phương tiện đã tiếp tế hàng chục vạn tấn lương thực, vũ khí phục vụ cho chiến dịch dưới làn mưa bom , bão đạn quân thù
“ Dù bom đạn, xương tan, thịt nát
Không sờn lòng, không tiếc tuối xanh”
-Sau ba đợt tiến công với vô vàn hy sinh, gian khổ chiều 07/5/1954 lá cờ “ Quyết chiến, quyết thắng” của Hồ Chủ tịch đã phấp phới bay trên nóc hầm của Bộ chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, tướng Đờ cát tơ ri và toàn bộ ban tham mưu , chỉ huy và gần 16.000 tù binh bị bắt sống. Trận Điện Biên phủ: “ Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã toàn thắng
- Hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, hàng nghìn dân công đã ngã xuống cho thắng lợi của chiến dịch với nhiều tấm gương anh dũng hy sinh: Trần Can, Tô Vĩnh Diện, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn,…
“ Hỡi các chị các anh
Trên chiến trường ngã xuống
Máu của anh chị chúng ta không uổng
Sẽ xanh tươi đồng ruộng Việt Nam
Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam
Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng”
+ Với thất bại thảm hại ở Điện Biên phủ, Thực dân Pháp và can thiệp Mỹ buộc phải ký hiệp Giơ – Ne – Vơ vào ngày 21/7/1954 lập lại hòa bình trên toàn cõi Đông dương , vĩ tuyến 17 với sông Bến Hải là giới tuyến tạm thời để năm 1956 Tổng tuyển cử. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, miền Nam đặt dưới chính quyền thân Pháp.
III. QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC
3.1.Mỹ vi phạm Hiệp định Giơ – Ne – Vơ:
+ Với quyết tâm chia cắt lâu dài đất nước ta, ngăn chặn làn sóng cộng sản tràn xuống Đông Nam Á, đế quốc Mỹ đã trực tiếp can thiệp vào Việt Nam: Lập nên chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm thân Mỹ, vi phạm Hiệp định Giơ – Ne – Vơ
+ Được sự hỗ trợ của cố vấn Mỹ, vũ khí Mỹ và viện trợ Mỹ chính quyền Ngô Đình Diệm đã thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng với các chiến dịch “ Tố cộng”, “ Diệt cộng”, luật 10/59 lê máy chém đi khắp miền Nam giết hại cán bộ, đảng viên và đồng bào yêu nước . Mỹ - Diệm đã gây nên những vụ thảm sát kinh hoàng: Đầu độc hơn 1000 tù nhân ở nhà tù Phú Lợi, đập Vĩnh Trinh, Côn Đảo, khám Chí Hòa,…Chúng dựng nhà tù nhiều hơn trường học, lùa dân vào các “Ấp chiến lược”,
“ Khu trù mật” để quản lý và khủng bố, bắt bớ cán bộ
+ Hàng vạn cán bộ, đảng viên và đồng bào yêu nước bị giam cầm, giết hại
3.2. Kháng chiến chống Đế quốc Mỹ cứu nước ( 1954 – 1975)
+ Trước tình hình đó , dưới ánh sáng Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng lao động Việt Nam ( Đảng cộng sản Việt Nam ngày nay) , toàn thể nhân dân miền Nam đã nhất tề đứng lên chống lại ách áp bức của Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai:
“ Miền nam đi trước, về sau
Bước đường cách mạng dài lâu đã từng
Đước đã mọc thành rừng gỗ cứng
Gió càng lay, càng dựng thành đồng”
Với quyết tâm không gì lay chuyển nổi :
“ Trăm sông về một biển Đông
Bắc , Nam rồi lại về trong một nhà”
+ Thấu hiểu tình cảm cao quý , thiêng liêng của Bác Hồ với miền Nam: “ Miền Nam luôn trong trái tim tôi” , anh Giải phóng quân đã cùng với nhân dân miền Nam anh dũng đứng lên dưới ngọn cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và sự lãnh đạo của Chính phủ cách mạng lâm thời miên Nam Việt Nam đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác
+ Được sự chi viện sức người, sức của của hậu phương lớn miền Bắc và tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân miền Nam đã làm thất bại các chiến lược chiến tranh của Đế quốc Mỹ và tay sai
+ Mở đầu bằng phong trào “ Đồng khởi” năm 1960 của nhân dân Bến Tre đã làm phá sản kế hoạch “ Ấp chiến lược” của Mỹ và tay sai. Các chiến thắng: Ấp Bắc, Bầu Bàng, Plây Me, Đà Nẵng đã làm phá sản “ Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và bè lũ tay sai
+ Trước nguy cơ sụp của ngụy quyền Sài Gòn ngày 08/3/1965 Mỹ trực tiếp đổ quân Mỹ vào Đà Nẵng tham chiến với hy vọng bình định miền Nam trong vòng 18 tháng với các chiến dịch “ Tìm diệt”, chiến thuật “ Trực thăng vận” , “ Thiết xa vận” nhằm tiêu diệt quân giải phóng và thôn tính miền Nam
+ Với quyết tâm “ Đánh Mỹ” và “ Thắng Mỹ”, với phương châm “ Nắm thắt lưng địch mà đánh” quân Giải phóng đã làm thất bại “ Chiến tranh cục bộ” của Mỹ
+ Với hơn nửa triệu quân Mỹ và chư hầu ,có lúc cao điểm lên gần 7 vạn , với vũ khí hiện đại , bom đạn, phi pháo, chất độc da cam đã không làm giảm bước chân của anh Giải phóng quân với lòng căm thù cao hơn núi. Các chiến thắng “ Núi Thành”, kho xăng Nhà Bè, các chiến dịch mùa khô 1966,1967, bẻ gãy trận càn “ Gian xơn ci ty”, chiến dịch đường 9 – Nam Lào… và đặc biệt là cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1968 đã làm cho quân Mỹ nếm trải những thất bại cay đắng. Nhà thơ Tố Hữu đã viết trong bài thơ “ Chào xuân 68”:
“ Hoan hô anh Giải phóng quân
Kính chào anh , con người đẹp nhất
Lịch sử hôn anh, chàng trai chân đất
Sống hiên ngang, bất khuất trên đời
Như Thạch Sanh của thế kỷ hai mươi
Một cây ná, một cái chông cũng tiến công giặc Mỹ
Anh chẳng hay đâu , hỡi chàng dũng sĩ
Bóng anh đi và vành mũ tai bèo của anh đó
Ôi chiếc mũ vải mềm dễ thương như một bàn tay nhỏ
Chẳng làm đau một chiếc lá trên cành
Sáng trên đầu như một mảnh trời xanh
Mà gan góc , mà tung hoành ngang dọc
Mạnh hơn tất cả đạn bom
Làm rung chuyển cả Lầu năm góc”…
+ Sau sự kiện Vịnh Bắc bộ , từ ngày 05/8/1964 Đế quốc Mỹ dùng không quân và Hải quân tiến hành chiến tranh phá hoại để ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc chi chiến trường miền Nam. Chúng ta đã bắn cháy hơn 5000 máy bay các loại tiêu diệt và bắt sống hàng ngàn phi công Mỹ, bắn chìm, bắn cháy hàng trăm tàu chiến. Biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng được nhà thơ Tố Hữu ca ngợi qua bức ảnh:
“ O du kích nhỏ giương cao súng
Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế, to gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu”
+ Đặc biệt sau trận “ Điện Biên phủ trên không” từ ngày 18/12 đến 30/12/1972 chúng ta đã đánh thắng cuộc tập kích bằng không quân chiến lược của Đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố: “ Pháo đài bay rụng đỏ mặt hồ”, 34 pháo đài bay B52 và hàng chục máy bay các loại bị bắn rơi tromng chiến dịch “ Lai nơ bếch cơ 2” của Mỹ
+ Mỹ và chính quyền sài Gòn buộc phải ký Hiệp định Pa ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam vào ngày 27/01/1973
+ Chính quyền Sài Gòn vi phạm Hiệp định Pa ri: Tổ chức càn quyét lấn chiếm vùng giải phóng để chiếm đất, giành dân, lấn chiếm vùng giải phóng của ta
+ Trước tình hình đó Trung ương Đảng , Quân ủy Trung ương kịp thời ra chỉ thị quyết không cho địch tự do vi phạm Hiệp định Pa ri, giữ vững vùng giải phóng
+ Chiến thắng Phước Long, Đồng xoài đã chứng minh thế và lực của Quân giải phóng miền Nam vượt trội quân Ngụy
+ Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975:
-Nhận thấy thời cơ cách mạng đã đến, Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương quyết tâm giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975, 1976
-Cả nước lên đường ra trận dồn sức người, sức của cho tiền tuyến: Hàng vạn thanh niên nô nức lên đường nhập ngũ, hàng chục triệu tấn lương thực, hàng hóa, súng đạn được vận chuyển vào Nam; hàng vạn km đường được tu sửa, hàng ngàn km đươcngf ống xăng dầu được lắp đặt, vận hành từ Lạng Sơn đến Bù Gia Mập để phục vụ chiến đấu
- Chiến dịch Tây Nguyên từ 04/3/1975 đến 03/4/1975: Với trận mở màn đánh chiếm Thị xã Buôn Mê Thuột với các đòn nghi binh chiến lược ở Kon Tum, Thuần Mẫn, Đức Lập, Plek ku,…chúng ta đã làm chủ Thị xã sau gần 10 giờ tiến công như vũ bão, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ Sư đoàn 23 Ngụy, bắt sống Đại tá tỉnh trưởng Đăk Lak; đánh địch phản kích thắng lợi. Địch đã buộc phải rút chạy khỏi Cao nguyên. Ta tiêu diệt và làm tan rã Quân đoàn 2 – Quân khu 2 quân đội Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến đấu 28.000 tên địch, thu và phá hủy 154 máy bay, 1096 xe quân sự, giải phóng 5 tỉnh ( Kon Tum, Đăk Lăk, Gia Lai, Phú Bổn, Quảng Đức và một số tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, hàng vạn dân được giải phóng.
- Chiến dịch Huế - Đà Nẵng: ( Từ ngày 05/3 đến 29/3/1975), gồm ba chiến dịch nhỏ:
Chiến dịch Trị Thiên Huế ( 05/3 – 26/3/1975); Chiến dịch Nam – Ngãi ( 10/3 – 26/3/1975) và chiến dịch Đà Nẵng ( 26/3 – 29/3/1975): Kết thúc chiến dịch ta đã nhanh chóng giành thắng lợi dù quân địch vượt trội về quân số, trang bị vũ khí
-Chiến dịch Hồ Chí Minh ( 26/4 – 30/4/1975): Là chiến dịch tiến công chiến lược. Về phía ta có các quân đoàn bộ binh 1,2,3,4, 232 ( tổng cộng 15 sư đoàn), 4 trung, lữ đoàn tănn thiết giáp, 6 trung đoàn đặc công và các đơn vị hỏa lực kỹ thuật. Tổng cộng có 240.000 quân, 400 xe tăng, thiết giáp, 420 pháo.
Về phía địch có 5 sư đòn bộ binh 22, 25, 5, 18 và sư đoàn thủy quân lục chiến; 2 lữ đoàn dù 1,4; 4 liên đoàn biệt động quân, bảo an,…với 240.000 quân, 625 xe tăng, thiết giáp, 400 pháo,…Kết quả ta tiêu diệt Quân đoàn 3 và lực lượng tăng cường , làm tan rã Quân đoàn 4.
Với 5 cánh quân đồng loạt tiến công trên cả 5 hướng vào Sài Gòn – Gia Định vơia các trận đánh vô cùng ác liệt ở Xuân Lộc, cầu Rạch Chiếc, … Hàng vạn cán bộ , chiến sĩ đã ngã xuống trước cửa ngõ Sài Gòn trước giờ toàn thắng.
11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 lá cờ của chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam đã phấp phới bay trên nóc Dinh Độc Lập, Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh phải đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, non sông thu về một mối, lời hứa với Bác “ Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” đã thành hiện thực
Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sau 21 năm hơn một triệu Liệt sĩ đã hy sinh cho ngày toàn thắng, máu đào của các anh đã tô thắm thêm màu cờ Tổ quốc và Quân kỳ Quyết thắng của Quân đội. Hàng vạn anh hùng, chiến sĩ thi đua, Dũng sĩ diệt Mỹ, Dũng sĩ diệt xe cơ giới,… là những tấm gương sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong chiến đấu. Anh hùng Liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi chỉ có 9 phút trên pháp trường đã làm quân thù khiếp sợ:
“ Phút giây thiêng anh gọi Bác ba lần
Hồ Chí Minh muôn năm
Hồ Chí Minh muôn năm
Hồ Chí Minh muôn năm
Súng đã nổ mười viên đạn Mỹ
Anh gục xuống nhưng anh nhỏm dậy
Anh vẫn còn hô: Việt Nam muôn năm”
Anh hùng Trịnh Tố Tâm với 53 lần được phong “ Dũng sĩ diệt Mỹ”. Anh hùng Nguyễn Viết Xuân với lời hô “ Nhằm thảng quân thù! Bắn” còn vang vọng mãi đến mai sau. Anh hùng Trần Thị Lý bị tra tấn tàn khốc không khuất phục trước kẻ thù. Nụ cười chiến thắng của Chị Võ Thị Thắng trước tòa án kẻ thù minh chứng cho phẩm chất cao quý của người chiến sĩ cách mạng. Những chiến công lừng lẫy của các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn, các chiến sĩ tình báo đã góp phần cho ngày toàn thắng của dân tộc ta.
IV. QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC:
4.1. Đánh thắng cuộc xâm lược biên giới Tây Nam của Khơ me đỏ, giúp nhân dân Căm pu chia tiêu diệt tập đoàn Khơ ma đỏ thoát khỏi thảm họa diệt chủng:
+ Đánh thắng cuộc xâm lược biên giới Tây Nam của Khơ me đỏ bảo vệ Tổ quốc
+ Giúp nhân dân Căm pu chia thoát khỏi thảm họa diệt chủng ngày 07/01/1979
4.2. Đánh thắng cuộc xâm lược biên giới phía Bắc của 60 vạn quân Trung Quốc từ 17/2/1979 đến 05/3/1979, chiến đấu bảo vệ biên giới đến 1989 bình thường mối quan hệ với Trung Quốc
4.3.Cùng với toàn Đảng, toàn dân tiến hành công cuộc đổi mới đất nước:
Thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ:
“ Còn non, còn nước, còn người
Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay”
+ Quân đội đã trực tiếp tham gia xây dựng kinh tế: Các binh đoàn 12, 15 , các Tổng công ty xây dựng, Tổng cục công nghiệp quốc phòng và kinh tế,… đã góp phần xây dựng nhiều vùng kinh tế trọng điểm, các công trình có tầm cỡ quốc gia, quốc tế và đảm bảo an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội
+ Tham gia vào các hoạt động hội nhập kinh tế sâu rộng khu vực và quốc tế: Tập đoàn công nghiệp- Viễn thông quân đội,…
4.4. Xây dựng quân đội ngày càng chính quy, hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trên không, trên biển, biên giới, hải đảo, đất liền:
+ Biên chế gọn, nhẹ, chính quy
+ Trang bị hiện đại, đủ các quân binh chủng có khả năng tác chiến nhanh, mạnh, chính xác : Lục quân, Binh chủng hợp thành, Hải quân, Tàu ngầm, không quân, tác chiến không gian mạng,…
PHẦN II
KỶ NIỆM 35 NĂM THÀNH LẬP HỘI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM
( 06/12/1989 – 06/12/2024) VÀ 35 NĂM NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN ( 22/12/1989 – 22/12/2024)
I.KỶ NIỆM 35 NĂM THÀNH LẬP HỘI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM
( 06/12/1989 – 06/12/2024)
Sau hơn nửa thế kỷ đấu tranh cách mạng và kháng chiến chống giặc ngoại xâm, cả nước có hơn 4 triệu cựu chiến binh, là những người đã cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
Có những đồng chí từng tham gia các đội tự vệ Đỏ trong phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh năm 1930 - 1931, tham gia Đội du kích Bắc Sơn, du kích Nam Kỳ, Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, du kích Ba Tơ…; nhiều đồng chí tham gia chiến đấu từ những ngày Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945, kháng chiến chống Pháp; số đông trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế…
Xuất phát từ tình hình, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới và đáp ứng nguyện vọng thiết tha, chính đáng của đông đảo cựu chiến binh Việt Nam, ngày 6-12-1989, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) đã quyết định cho thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Từ đó, ngày 6-12 hằng năm được lấy làm Ngày truyền thống của Hội.
Sự ra đời của Hội Cựu chiến binh Việt Nam là dấu mốc lịch sử quan trọng trong đời sống chính trị, tinh thần, phù hợp với nguyện vọng chính đáng của lực lượng cựu chiến binh để tiếp tục cống hiến xây dựng quê hương, phát huy bản chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ phục vụ sự nghiệp bảo vệ, xây dựng đất nước trong thời bình, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, gắn bó tình bạn chiến đấu… Trải qua 35 năm xây dựng và trưởng thành, Hội CCB Việt Nam luôn là chỗ dựa tin cậy vững chắc của Đảng, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, luôn xứng đáng với danh hiệu “ Anh bộ đội Cụ Hồ”
II. KỶ NIỆM 35 NĂM “ NGÀY HỘI QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN” ( 22/12/1089 – 22/12/2024)
Đảng, Nhà nước ta luôn nhất quán khẳng định, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân là nòng cốt. Nền quốc phòng của Việt Nam là nền quốc phòng mang tính chất hòa bình, tự vệ và mang bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa. Việt Nam xây dựng sức mạnh quân sự, quốc phòng dựa trên sức mạnh tổng hợp của cả nước, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, sức mạnh của lực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân với sức mạnh của lực lượng và thế trận an ninh nhân dân. Đảng, Nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế, xã hội gắn với tăng cường khả năng quốc phòng, an ninh, phối hợp chặt chẽ hoạt động quốc phòng, an ninh với hoạt động đối ngoại thành một thể thống nhất để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thực tiễn lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, nhất là các cuộc khởi nghĩa, các cuộc chiến tranh giải phóng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc do Nhân dân ta tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chứng minh sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Bất kỳ giai đoạn nào, phải đương đầu với kẻ thù hung bạo đến đâu, nếu cổ vũ, động viên, quy tụ được sức mạnh toàn dân thì dân tộc ta đều giành thắng lợi vĩ đại, bảo đảm sự bền vững của độc lập, tự do, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
Xuất phát từ vai trò của công tác tuyên truyền, cổ vũ, động viên toàn dân tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, đồng thời thể theo nguyện vọng của quân và dân cả nước, ngày 17/10/1989, Ban Bí thư Trung ương Ðảng khóa VI đã ra Chỉ thị số 381-CT/TW quyết định lấy ngày 22/12 - Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam là Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Ngày 22/12/1989, lần đầu Ngày hội Quốc phòng toàn dân được tổ chức tại tất cả các địa phương trong cả nước. Từ đó đến nay, ngày 22/12 đã trở thành ngày hội lớn của toàn dân tộc với các hoạt động hướng vào chủ đề quốc phòng và quân đội.
Lấy ngày 22/12 là Ngày hội Quốc phòng toàn dân là sự kế thừa truyền thống toàn dân đánh giặc giữ nước của dân tộc ta qua các giai đoạn lịch sử; là chủ trương lớn, quan trọng của Đảng, Nhà nước; tiếp tục khẳng định quan điểm toàn dân tham gia xây dựng, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Đây thực sự là ngày hội của truyền thống dựng nước và giữ nước, ngày hội tôn vinh và nhân lên hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, một nét độc đáo của văn hóa dân tộc Việt Nam trong thời đại mới.
Ngày hội Quốc phòng toàn dân là dịp để tuyên truyền sâu rộng truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc và phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; từ đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn dân trong tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh gắn với thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc, tăng cường sức mạnh bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, cổ vũ, động viên toàn dân chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh trên từng địa phương, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hùng mạnh trong tình hình mới.
Hằng năm, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã có rất nhiều hoạt động phong phú, sáng tạo để tổ chức kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và Ngày hội Quốc phòng toàn dân, như: Mít tinh, hội thảo, hội nghị đoàn kết quân - dân, ngày hội văn hóa quân - dân, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục với nội dung, hình thức phong phú, đa dạng; tổ chức gặp mặt, giao lưu, nói chuyện truyền thống, thăm hỏi động viên các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, các gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh; giao lưu văn hóa, văn nghệ, thi đấu thể dục thể thao, hội thao quân sự trong lực lượng vũ trang nhân dân; xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết tặng các đối tượng chính sách; tham gia xây dựng, tu sửa, tôn tạo, nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm, đền thờ liệt sĩ; tổ chức dâng hương, tri ân các anh hùng, liệt sĩ ...
Các cấp, các ngành, cấp ủy và chính quyền các địa phương đã chú trọng đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói, giảm nghèo, gắn với xây dựng và phát triển tiềm lực quốc phòng, an ninh qua các chương trình, các dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; tuyên truyền, vận động quần chúng Nhân dân tích cực tham gia xây dựng và củng cố quốc phòng, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, xây dựng cơ sở chính trị ở địa phương vững mạnh. Thông qua đó, “thế trận lòng dân” ngày càng được củng cố vững chắc, góp phần làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội để phát triển đất nước nhanh và bền vững. Đại hội XIII của Đảng đánh giá: “Tiềm lực quốc phòng và an ninh được tăng cường; thế trận lòng dân được chú trọng; thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, nhất là trên các địa bàn chiến lược, trọng điểm, được củng cố vững chắc”./.